JOB STORY

ĐIỀU GÌ LÀM NÊN KHÁC BIỆT CỦA PR AGENCY SO VỚI ĐỘI PR IN-HOUSE?

Nên phát triển đội ngũ PR In-House hay chọn PR Agency để xây dựng chiến lược truyền thông cho các dự án là bài toán khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu. Tuy không hoàn toàn thắng thế 100% nhưng nếu đặt lên bàn cân, rõ ràng PR Agency vẫn có những lợi thế nhất định. Chi phí, sức sáng tạo, sự minh bạch hay khả năng thiết lập mối quan hệ? Điều gì khiến PR Agency chiếm phần “cân” nặng hơn?

Tôi đã làm công việc ở agency được 15 năm, và sự thật là trong suốt sự nghiệp của mình, tôi chẳng làm gì ngoài việc thực hiện các chiến dịch kinh doanh để đạt được kết quả như mong muốn của khách hàng.

Vài lần, tôi đã nghĩ đến việc thử sức ở môi trường “In-house” khi nhận được một số lời mời, nhưng 15 năm qua, tôi vẫn gắn bó với agency vì luôn thấy thoải mái với môi trường này.

Khi làm việc tại agency, bạn là người tạo ra doanh thu, là một tài sản giá trị giúp tạo ra thu nhập cho PR Agency bạn đang làm việc. Trên thực tế, đôi khi lương của bạn thấp hơn so với các đồng nghiệp in-house, trong khi công việc áp lực hơn, thế nhưng bạn sẽ được học hỏi nhiều hơn. Và vì bạn đang bán các dịch vụ nên bạn chưa được xem là khoản chi phí đắt đỏ thuộc về hoạt động doanh nghiệp, trong khi, bạn vẫn có chỗ đứng và giá trị đối với doanh nghiệp.

Thành thật mà nói, tôi luôn đứng về phía PR Agency. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và phát triển một đội ngũ In-house vững mạnh để giúp công việc kinh doanh của họ thuận lợi hơn trong tương lai.

Ở góc độ của một Agency, tôi nghĩ mình sẽ có những chia sẻ phù hợp khi đặt hai môi trường công việc này cạnh nhau để xem xét, so sánh, đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của cả hai. Bạn thử xem nhé!

Team PR In-house

Tạo một team PR In-house để nâng cao hiệu quả công việc là điều cần phải được tính đến. Thường thì với đội ngũ PR In-house, khi xây dựng một kế hoạch truyền thông, họ thường chú trọng vào tính hiệu quả của công việc hơn, thay vì phải nghe theo người khác. Hơn ai hết họ là những người hiểu tính chất công việc mình đang làm và không bị ai áp đặt.

Đội ngũ PR in-house thường làm việc hiệu quả khi họ nắm rõ hoạt động của doanh nghiệp cũng như các phòng ban khác, luôn được tạo điều kiện để tiếp cận bất kỳ ai. Quan trọng hơn hết, họ hiểu biết cặn kẽ về các sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh, làm thế nào để định vị và đặt chúng tốt nhất ở trên thị trường. Đội ngũ PR in-house hiệu quả nhất là khi họ được làm ở những môi trường có tính chất thông tin nhanh nhạy, được cập nhật thường xuyên. Họ biết rằng mình phải là người đi trước, nắm rõ từng số liệu, chiến lược kinh doanh nhằm hoạch định hiệu quả kế hoạch truyền thông. Đó là điều mà các công ty cần ở đội ngũ này.

Cốt lõi của đội ngũ PR in-house thường là một cá nhân nổi bật, người luôn luôn có mặt ở mọi thời điểm, có khả năng làm thay đổi suy nghĩ của cấp quản lý và đứng đằng sau thúc đẩy, động viên cấp dưới.

Không hề nghi ngờ, một đội ngũ PR In-house giàu kinh nghiệm, được đầu tư tốt và được khích lệ là một lực lượng đáng để tính toán. Họ biết việc và sẵn sàng thách thức bất kỳ ai cản đường, kể cả Giám đốc thương hiệu và Giám đốc tiếp thị.

     5 điểm mạnh của PR In-house      5 điểm hạn chế của PR In-house
  1. Kiến thức về thương hiệu vượt trội. Nắm rõ công ty từ trong ra ngoài
  2. Có nhiều kinh nghiệm và bí quyết về lĩnh vực của doanh nghiệp
  3. Dành phần lớn thời gian và chuyên biệt cho doanh nghiệp và cho nhãn hàng
  4. Tạo niềm tin cho doanh nghiệp, từ Hội đồng quản trị đến hệ thống cửa hàng
  5. Dành nhiều thời gian trực tiếp với nhân viên bán hàng và đội ngũ phát triển kinh doanh
  1. Tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc để kiến tạo và quản lý một đội ngũ đi đúng hướng
  2. Thiếu tầm nhìn về hoạt động của đối thủ trên thị trường, dẫn đến nhận định thiếu khách quan
  3. Khó đưa ra các quyết định mang yếu tố thương mại vì đội ngũ được xem là một khoản chi phí cao
  4. Có thể bị kéo vào các hoạt động chính trị nội bộ, gây sao nhãng đối với mục tiêu ban đầu.
  5. Các chiến dịch có thể dễ dàng bị bộ phận nội bộ bỏ quên do thiếu tầm nhìn về bối cảnh thị trường rộng lớn

 

Với PR Agency

Khi một PR Agency làm việc và triển khai những chiến dịch, bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả mang lại. Bởi đây là đội ngũ luôn có sự tập trung cao độ, tiềm năng về giá trị thương mại cũng như sức sáng tạo vô biên, đồng nghĩa với việc họ luôn biết cách để tạo ra những chiến dịch hiệu quả nhất.

Nói cách khác, một PR Agency làm việc tốt nhất khi họ được cung cấp đầy đủ mọi chất liệu – hoặc là có đủ trong tay đúng lượng thông tin cũng như sự hiểu biết sâu sắc, chính xác – qua đó để truyền tải nội dung một cách mạnh mẽ, rõ ràng và hấp dẫn, thu hút sự chú ý, quan tâm của đối tượng khách hàng xuyên suốt trên nhiều kênh.

Tuy nhiên, thực tế lại không dễ dàng đến vậy. Tại Anh, có nhiều sự lựa chọn từ hơn 350 đơn vị PR – những đơn vị có thể tạo ra doanh thu đáng kể, nhưng việc tìm một agency có phương pháp làm việc phù hợp có thể khó hơn bạn nghĩ. Điều cốt lõi ở đây là: 2 bên sẽ cần thời gian để xây dựng mối quan hệ.

Vì vậy, để tìm được một agency vừa ý, trước tiên, bạn nên thử  hợp tác với 1 hoặc 2 agency khác nhau trước khi bạn tìm được đối tác phù hợp. Thông qua đó, bạn sẽ tìm được một đối tác có thể mang lại những thành quả cao gấp 10 lần, về tính thiết thực của chiến dịch, số đơn hàng đạt chuẩn và cả những khách hàng tiềm năng.

     5 điểm mạnh của PR Agency      5 điểm hạn chế của PR Agency
  1. Mang đến nguồn lực tư duy và tài năng vượt trội đẳng cấp so với những người bạn có thể thuê làm in-house
  2. Thiết lập và bắt đầu công việc một cách nhanh chóng, bạn có thể thấy kết quả ngay mà không cần nhân sự tuyển dụng.
  3. Minh bạch về lợi ích và tập trung vào năng lực cạnh tranh thương mại, qua đó, khả năng thành công của dự án cao hơn bất kể mọi hoàn cảnh.
  4. Hiệu quả về chi phí, nhất là nguồn phí để cho hoạt động nội bộ giảm đáng kể
  5. Không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nội bộ, vì vậy những thông điệp mà agency đưa ra sẽ mới mẻ và đa dạng hơn.
  1. Mức độ hiệu quả của một chiến dịch tương đương với lượng thông tin mà PR Agency được cung cấp
  2. Các chiến dịch PR tốt đòi hỏi nội bộ Agency phải luôn được quản lý vững chắc để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả về thời gian
  3. Với các PR Agency, cần phải có sự liên lạc thường xuyên, cũng như quản lý trực tiếp về thời gian làm việc của cả nhóm
  4. Nếu quản lý không tốt, có thể dẫn đến sự kết nối giữa các bên gặp nhiều khó khăn.
  5.  Các agency lão làng thường có xu hướng giành chiến thắng trong các cuộc đấu thầu nhưng biến mất.

Tác giả: Adam Barber

Source: https://resources.tamarindocomms.com/blog/pr-agency-vs-pr-in-house-whats-the-difference