JOB STORY

NGÀNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN THAY ĐỔI THẾ NÀO KHI ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)

Ngày nay trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng chút thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người với các trợ lý như Alexa hoặc Google Home, bộ lọc spam email hay việc gắn thẻ ảnh trên Facebook. Vậy nếu ngành tổ chức sự kiện tiến hành ứng dụng AI vào tổ chức thì sẽ có sự thay đổi như thế nào? Hãy cùng GoldenPen tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

AI là gì?

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence  – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Công nghệ AI được hiểu là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính, robot hay các loại máy móc khác có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Thị trường AI toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 267 tỷ đô vào năm 2027 dựa trên những ứng dụng kinh doanh của nó trên phạm vi rộng.

Ứng dụng AI như thế nào trong tổ chức sự kiện?

Trên thế giới, AI đã mang lại những đóng góp to lớn cho nhiều lĩnh vực, do đó ngành tổ chức sự kiện cũng không ngoại lệ. AI được kỳ vọng trở thành giải pháp trong việc mang lại trải nghiệm đặc sắc cho khán giả yêu thích công nghệ, đồng thời phù hợp với nhu cầu khám phá cái mới và mong muốn được thưởng thức một sự kiện thật sự ấn tượng. 

Và sau đây sẽ là 3 yếu tố được GoldenPen dự kiến sẽ tìm tòi, phát triển và cố gắng nhận cơ hội ứng cho cho các sự kiện trong tương lai gần, rằng áp dụng AI trong quá trình thực hiện chương trình nhằm cải thiện và cá nhân hóa trải nghiệm cho mọi khán giả.

1. Phân tích hồ sơ người tham dự

Hiện nay, phần lớn các sự kiện đều diễn theo một khuôn mẫu nhất định, điển hình với Convention Event. Các doanh nghiệp và đơn vị tổ chức sự kiện thường mời những diễn giả hàng đầu, với hy vọng họ sẽ cung cấp thông tin làm hài lòng tất cả mọi người, tuy nhiên chưa chắc tất cả những người tham dự đều phù hợp với nội dung được chia sẻ.

Vì vậy, AI sẽ được ứng dụng cho mục đích sàng lọc người tham dự phù hợp trong quá trình quảng bá sự kiện. Với điều kiện khi được người tham dự ủy quyền, AI có thể phân tích sở thích của họ, vị trí địa lý, dữ liệu truyền thông xã hội, kinh nghiệm nghề nghiệp, v.v.  Ngoài ra, AI còn có thể phân tích dữ liệu hành vi trong quá khứ, bao gồm cả các tương tác trong các nền tảng sự kiện như xem các buổi thảo luận hoặc tham dự những gian hàng. Từ đó, đưa ra các đề xuất chương trình phù hợp với nhu cầu của khán giả.

2. AI cho Chatbots

Chatbots là hệ thống cho phép khách hàng tương tác thông qua tin nhắn. Đây là mô hình đang vô cùng phát triển trong lĩnh vực truyền thông kinh doanh, với quy mô thị trường dự kiến hơn 1,3 tỷ đô la vào năm 2024.

Trong tổ chức sự kiện, công nghệ AI cho chatbots này có thể hỗ trợ người tham dự bằng cách trả lời các câu hỏi thường gặp, cung cấp thông tin liên quan cũng như báo cáo các vấn đề của chương trình một cách nhanh chóng và kịp thời. Đây là một giải pháp đa kênh, dễ triển khai cho đơn vị tổ chức và cũng dễ dàng sử dụng cho người tham dự. Các nhà tổ chức sự kiện có thể triển khai chúng trên trang web của sự kiện, phương tiện truyền thông xã hội hoặc ứng dụng nhắn tin mà không cần tải xuống một công cụ bổ sung khác. 

Ví dụ: Các đơn vị tổ chức sự kiện có thể thiết lập Chatbots trả lời các câu hỏi như: 

"Phiên hội thảo trên mạng xã hội sẽ diễn ra lúc mấy giờ?" 

“Làm cách nào để truy cập được các gian hàng của nhà tài trợ?”

“Ai là diễn giả trong sự kiện này? “

Trong báo cáo State of Chatbots, đa phần khách hàng ở Hoa Kỳ dù vẫn coi trọng sự tương tác giữa người với người, tuy nhiên, hơn một phần ba trong số họ thích sử dụng chatbots qua email hoặc điện thoại để nhận được câu trả lời nhanh chóng cho các câu hỏi đơn giản. 

3. AI trong nhận dạng khuôn mặt 

Cuối cùng, công nghệ nhận dạng khuôn mặt với AI có thể là một công cụ hiệu quả để tăng tốc và tự động hóa quy trình đăng ký và tham dự sự kiện.

Công nghệ này sử dụng ảnh nhận diện đã tải lên trước đó (Ví dụ: trong quá trình đăng ký sự kiện), nhận dạng khuôn mặt của người tham dự và biến chúng thành dữ liệu sinh trắc học để lưu trữ. Vào ngày diễn ra sự kiện, hệ thống nhận dạng khuôn mặt có thể xác định người tham dự khớp với dữ liệu đã lưu trữ trước đó, kiểm tra thông tin và xác nhận trong vòng vài giây. 

Có thể thấy, nhận dạng khuôn mặt giúp quá trình đăng ký sự kiện tiết kiệm thời gian, thuận tiện và an toàn hơn, đặc biệt là trong mô hình Virtual Events.

Ngoài ra, công nghệ AI còn có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp nâng cao tùy vào tính chất loại hình sự kiện và nhu cầu của doanh nghiệp tổ chức. Hiện đây cũng là công nghệ GoldenPen The Special Team đang nghiên cứu phát triển để có thể đưa vào ứng dụng với các chương trình sự kiện nhằm mang đến dịch vụ ở tầm cao mới, hướng tới trải nghiệm đặc sắc và cá nhân hóa hơn dành cho các đối tác.